Hiện nay, cụm từ “tái thiết kế thương hiệu” đã không còn là điều mới mẻ đối với mỗi doanh nghiệp. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, các ngành nghề đều đang phải liên tục thay đổi và phát triển để bắt kịp theo xu hướng thị trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang phân vân trước động thái đó và tự hỏi liệu mình có nên thực hiện điều tương tự mà không biết tại sao và khi nào là thời điểm thích hợp.
Dưới đây Sprint sẽ gợi ý những thời điểm thích hợp để tái thiết kế cho các doanh nghiệp.
Thị trường không ngừng vận động, thay đổi và các doanh nghiệp cũng vậy. Điều đầu tiên, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tái thiết kế nhận diện thương hiệu của mình. Qua nhiều năm các bộ kiểu chữ, màu sắc và kiểu dáng đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với thị hiếu và khiến chúng trở nên mất sự thu hút đối với khách hàng. Để cải thiện vấn đề đó, các doanh nghiệp cần phải tái thiết kế bằng cách thay đổi hình dạng, màu sắc, kiểu dáng, font chữ thương hiệu để trở nên nổi bật, hiện đại.
Một trong những ví dụ kinh điển để minh họa cho trường hợp này thì không thể bỏ qua về thương hiệu kem Tràng Tiền. Từ năm 1958, thương hiệu kem Tràng Tiền gắn bó với không ít người dân Hà Nội, không chỉ bởi hương vị sản phẩm mà còn cả logo nhận diện thương hiệu với màu nâu đặc trưng và hình cây kem ốc quế. Sau hơn 60 năm, kem Tràng Tiền vừa khoác lên chiếc áo mới, logo mới.
Về phần logo đã được thiết kế không quá cầu kì nhưng nổi bật và dễ nhớ. Hình ảnh trung tâm là cây kem que đặc trưng của thương hiệu, với đường lượn sóng lấy cảm hứng từ mái vòm của tòa nhà Tràng Tiền mà ai tinh ý có thể nhận ra ngay. Que kem cắn dở và vệt chảy gợi cảm giác thơm ngon, mát lạnh, qua đó nêu bật tính chất kem tươi, ăn ngay trong ngày. Nhìn chung, về tổng thể logo đã đem lại cảm giác cổ điển, đồng thời vẫn mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.
Với phần kiến trúc lượn sóng tiếp tục được nhắc lại ở toàn bộ bao bì mới, với tông màu chủ đạo là nâu nhám của giấy kraft gợi nhắc thời kỳ bao cấp, cùng nét vẽ tay tái hiện phố Tràng Tiền xưa. Ở vị trí trung tâm là những cây kem với màu sắc riêng biệt, phông chữ cổ điển và ấn tượng.
2. Khi tái định vị thương hiệu
Thực tế rằng, có một số doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động trong ngành, họ quyết định thay đổi giá trị cốt lõi, sứ mệnh để có thể phù hợp với triết lý kinh doanh mới. Nếu sứ mệnh thay đổi thì thương hiệu phải điều chỉnh theo. Chẳng hạn, nếu một công ty quyết định sẽ cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và giảm thiểu mức ảnh hưởng đối với môi trường, thì họ có thể thay đổi logo và cách biểu đạt thương hiệu cho phù hợp với thực tế. Nhìn chung, việc tái thiết kế thương hiệu đã đem lại nhiều mặt lợi ích, mở ra thêm những cơ hội mới đến cho doanh nghiệp.
Sau hơn 22 năm hoạt động tại Việt Nam, Big C vinh dự là một trong những thương hiệu bán lẻ được người Việt yêu thích và tin tưởng. Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm cùng mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn với trải nghiệm mua sắm hiện đại và chuyên nghiệp hơn, hệ thống siêu thị Big C tiến hành tái định vị thương hiệu thành Siêu thị GO!với nhiều cải tiến trong không gian mua sắm, nâng cao chất lượng dịch vụ và hướng đến trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới.
Thương hiệu siêu thị GO! mới với màu sắc chủ đạo là màu đỏ thể hiện cho sự trẻ trung, hiện đại và nhiệt huyết. Bên cạnh đó, với việc khắc họa những vòng tròn trên logo, siêu thị GO! thể hiện được giá trị cốt lõi của mình là luôn đặt khách hàng làm trọng tâm để từ đó mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất. Hình tượng chiếc xe đẩy trong logo của Đại siêu thị GO! cũng đại diện cho một lời chào đón dành cho khách hàng rằng bạn hãy đến và mua sắm tại Đại siêu thị GO.
3. Khi thương hiệu có mục tiêu kinh doanh mới
Trong nhiều trường hợp, có những doanh nghiệp sau những năm dài hoạt động đã đạt được mục tiêu dài hạn mà ban đầu đã đề ra. Sau đó, họ sẽ đưa ra những chiến lược, mục tiêu kinh doanh dài hạn sắp tới. Điều này có thể hiểu là nhận diện thương hiệu hiện tại sẽ không còn phù hợp với mục tiêu mới của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thay đổi nhận diện thương hiệu là một điều cần thiết để chứng minh cho những điều mới mà doanh nghiệp cần đạt được.
Văn Phú – Invest là nhà phát triển bất động sản hàng đầu với nhiều thành tựu ấn tượng là các dự án lớn trải dài khắp cả nước: KĐT Văn Phú Hà Đông (Hà Nội), tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Grandeur Palace Đinh Tiên Hoàng (TP. HCM), Grandeur Palace Giảng Võ (Hà Nội),…
Sau hơn 2 thập kỉ chuyên tâm kiến tạo những công trình, Văn Phú – Invest đang bước vào giai đoạn phát triển đột phá hơn bao giờ hết. Để ghi dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong thập niên mới, Văn Phú – Invest đã quyết định tái thiết kế nhận diện thương hiệu để bắt kịp với sự phát triển của doanh nghiệp
4. Người lãnh đạo mới
Hầu hết các thương hiệu thường được điều hành bởi nhà lãnh đạo của công ty, tầm nhìn của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới định vị và thiết kế thương hiệu. Một khi công ty thay đổi lãnh đạo, từ thế hệ này sang thế hệ khác, việc tái thiết kế thương hiệu cũ được hiểu là một cách để phản ánh của quá trình chuyển đổi lãnh đạo này. Trong trường hợp của Apple, và sau sự trở lại của Steve Jobs vào năm 1997, doanh nghiệp nhận ra rằng họ phải thay đổi để tồn tại. Bản thân Jobs đã chịu trách nhiệm chọn một logo mới, một logo đi từ một quả táo màu cầu vồng sang một biến thể kim loại hiện đại hơn.
Tóm lại, việc tái thiết thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng thẩm mỹ hiện đại và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra dấu ấn về định hướng mà doanh nghiệp đang hướng tới, mang lại cái nhìn tốt hơn về thương hiệu và thu hút các đối tác và điều quan trọng nhất là tăng giá trị thương hiệu lên nhiều lần tạo ra cơ hội phát triển đầu tư cho doanh nghiệp.
Sprint Vietnam đã có kinh nghiệm tái thiết kế thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp, góp phần tạo nên diện mạo hiện đại, chuyên nghiệp và nâng tầm thương hiệu.
Hãy liên hệ với chúng được để được tư vấn toàn diện và báo giá chi tiết cho dự án Tái thiết kế thương hiệu của quý khách.
⊳Hotline: 024 2348 0888
⊳Email: sprintbranding@gmail.com
⊳Facebook: https://www.facebook.com/sprintvietnam
⊳Website: https://sprintvietnam.vn/